Di sản Thiên Thụy Công chúa

Khi Thiên Thuỵ công chúa còn sống, đêm đến bà gõ mõ tụng kinh niệm Phật, ban ngày tiếng mõ là hiệu lệnh tập hợp nhân dân đi làm, ăn uống, nghỉ ngơi[14]. Khi bà qua đời, người dân quanh vùng lập đền thờ bà, tôn bà làm Phúc thần và lấy tiếng mõ là tên cho đền để tưởng nhớ công đức của bà, đền Mõ. Ngoài ra những địa danh lân cận cũng cùng tên là chùa Mõ, tổng Mõ, chợ Mõ[5].

Công lao của bà được ghi nhận bằng 11 bản sắc phong của các triều đại. Cây gạo do bà trồng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam[15]. Tại thời điểm được công nhận là cây di sản vào năm 2011, cây gạo này 727 tuổi, đồng thời được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam phong danh hiệu Cây gạo cổ thụ nhiều năm tuổi nhất ở Việt Nam[14][16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên Thụy Công chúa http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/chuyen-la/chu... http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Huyen-tich-ve-... http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organiza... http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organiza... http://kyluc.vn/ky-luc/183.cay-gao-co-thu-nhieu-na... http://phuongnam.net.vn/3-25-9504-Den-Mo-va-nhung-... http://www.vacne.org.vn/cay-gao-o-den-mo-thanh-pho... http://thanhnien.vn/van-hoa/den-mo-va-chuyen-tinh-... https://quangduc.com/images/file/GexwL37d1AgQAJZX/... https://web.archive.org/web/20151208195243/http://...